Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang chủTrang chủ  Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Chúc mừng năm mới.. bái bai năm cũ... Chúc mừng các thanh viên FNC ngày càng gà hơn.
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] FNC reopen 25/3/2011, 07:16
[�] Vivian Phạm 1 trái tim 16/3/2011, 16:03
[�] Pep mèo báo danh!!^_^ 28/2/2011, 02:33
[�] Xe bUýt vÀ mƯa... 27/2/2011, 01:56
[�] Kịch giải oan cho Nguyễn Thị Lộ 23/2/2011, 16:43
[�] thông tin tuyên dụng 15/2/2011, 22:49
[�] Icey: Khai báo lý lịch cho cả nhà khỏi théc méc =^-^= 11/2/2011, 14:04
[�] Chuyện mèo ăn thịt chuột 3/2/2011, 22:57
[�] Ở Việt Nam 29/1/2011, 22:35
[�] Tha cho nó đi 26/1/2011, 15:40
Similar topics

 

 Nghệ thuật diễn xuất

Go down 
Tác giảThông điệp
mvcthinh
Gà Chiến
Gà Chiến
mvcthinh


Tổng số bài gửi : 16
Points : 36
Reputation : 5
Join date : 12/12/2010
Age : 32

Nghệ thuật diễn xuất Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghệ thuật diễn xuất   Nghệ thuật diễn xuất Empty12/12/2010, 17:56

GIAO LƯU

I. KHÁI QUÁT
Giao lưu là sự trao đổi, tác động qua lại giữa ta và ngoại giới xung quanh bằng
nét mặt và toàn thân.
Trong cuộc sống, giao lưu là quá trình diễn ra liên tục. Một con người trong
cuộc sống không giao lưu là con người không bình thường ( mất trí ). Vì thế
diễn viên trên sân khấu không giao lưu thì hoặc là đang diễn vai điên, hoặc là
đang diễn không chính xác, diễn sai tính cách dẫn đến ảnh hưởng toàn vai,
toàn vở. Trường hợp giao lưu giả tạo trên sân khấu : nhìn mà không thấy, nghe
mà không rõ… cũng là diễn không chính xác.

II. HAI CHIỀU CỦA GIÁO LƯU
Cũng như ngoài cuộc sống, trên sân khấu giao lưu cũng có hai chiều :
+ Tác động đến đối phương ( bạn diễn, hoàn cảnh ).
+ Cảm thụ sự tác động của đối phương.
Cả hai chiều đều quan trọng như nhau, vì thế cần tránh trường hợp :
+ Chỉ giao lưu trong khi mình diễn ( nói ), không giao lưu khi bạn diễn, đến
khi diễn ( nói ) tiếp mới giao lưu tiếp tục.
+ Ý thức giao lưu là quan trọng, là cần thiết nhưng không nên ra sức tác động
đến đối phương một cách thái quá, thậm chí còn giao lưu với cả khán giả. Đây
là lối “diễn qua đầu bạn “ hết sức cần tránh.


III. ĐỐI TƯỢNG CỦA GIAO LƯU
Trực tiếp :
1. Với bản thân : khi tư duy, phán đoán, đấu tranh tư tưởng (độc thoại ).
2. Với đối tượng khách quan: với người khác (một người, hai người,
đám đông …) hoặc có thể là một đạo cụ, tiếng động.
3. Với đối tượng tưởng tượng ( không có trong sân khấu ) : hồn ma …
Gián tiếp:
Khán giả sau khi bị diễn viên tác động qua nhân vật kịch, cốt truyện
kịch đã tác động lại diễn viên bằng không khí của buổi diễn : im lặng, ồn ào
hoặc hoan hô … và chính cái không khí buổi diễn ấy đã tác động mạnh mẽ
đến diễn viên làm cho diễn viên diễn tốt hoặc kém hơn. Vì thế khi diễn không
có khán giả giống như “đàn bị câm”.
IV. CÔNG CỤ GIAO LƯU
Tất cả các giác quan tiếng nói, cả cơ thể, tâm hồn và ngay cả sự im lặng đều là
công cụ của giao lưu ( một lời nói chê bai, một cái bĩu môi, nháy mắt đồng
tình …) Trong các thứ công cụ, ngôn ngữ là công cụ sắc bén nhất ( loài người
hơn loài vật ở chổ có ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ chủ yếu được sử dụng để
giao tiếp với nhau ). Trong cơ thể thì đôi mắt là công cụ quan trọng nhất ( đôi
mắt là cửa sổ tâm hồn ) kế tiếp là đôi tay. Đó là lý do vì sao những diễn viên
chưa quen với sân khấu thì mắt luôn nhìn lên trời hay cúi xuống đất và đôi tay
thì cảm thấy thừa thãi … Im lặng cũng là một cách giao lưu : đang ngầm quan
sát, một đôi trai gái đang âu yếm …

V. KẾT LUẬN
Diễn viên muốn giao lưu một cách chính xác phải thường xuyên trao đổi
những công cụ giao lưu qua các bài tập hình thể, tiếng nói sân khấu … Nếu
không có những công cụ giao lưu trao chuốt, thì người diễn viên không thể bài
tỏ được những điều sâu kín tinh tế … nhân vật. Vì người diễn viên không thể
nương tựa vào một cái gì khác để thể hiện nhân vật ngoài chính bản thân
mình. Nên nhớ, người nhạc công chỉ cần đôi tay, người ca sĩ chỉ cần giọng hát
… nhưng người diễn viên cần cả toàn thân để diễn tả nhân vật.
Giao lưu chân chính và sâu sắc bao giờ cũng bắt nguồn từ một động lực tâm lý bên trong và có mục đích tác động đến ý thức tình cảm của người khác. Giao lưu trên sân khấu có khi là dòng thác, có khi là mạch nước ngầm, khi rõ ràng, khi kín đáo nhưng không bao giờ ngừng./.

PHÁN ĐOÁN

I. PHÁN ĐOÁN
Quá trình hành động của con người bao giờ cũng trải qua ba giai đoạn : cảm
thụ , phán đoán, hành động. Không bao giờ chúng ta có ngay hành động thích
hợp nếu không qua hai giai đoạn trước ( phải nghe mới hiểu được câu nói để
trả lời, phải nhìn mới thấy để hành động ).
Sân khấu phản ánh những hành động của cuộc đời, tất nhiên phải tuân theo
những quy luật đó. Thế nhưng, trên sân khấu nhiều diễn viên đã bỏ đi giai
đoạn hai, thậm chí cả giai đoạn một : họ không nghe cả câu, mà chỉ đợi chử
cuối của bạn diễn nói rồi đáp lại, không cần nhìn mà vẫn biết bạn diễn đứng
nơi đâu … Lý do là trên sân khấu đã được biết trước do tập nhiều lần, diễn
nhiều lần, thậm chí thuộc cả lời thoại và và vị trí của bạn diễn. Vì thế không
cần cảm thụ và phán đoán họ vẫn có thể hành động được. Và chính vì thế mà
họ đã bỏ qua cái cần thiết của quá trình cảm thụ, phán đoán của nhân vật.
Do đó xuất phát từ nhân vật, người diễn viên phải “quên” những điều mình đã
biết, để rồi đón lấy những sự việc “mới” xảy đến cho mình mà cảm, mà nghĩ,
mà nghe, mà nhìn.

II. THỜI GIAN, TRÌNH TỰ CỦA QUÁ TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Thời gian dài ngắn của giai đoạn phán đoán không có thời gian nhất định. Nó
tuỳthuộc vào tính chất quan trọng nhiều ít của hành động sẽ làm, tính đơn giản
hay phức tạp của vấn đề, hoặc tính cách nhạy bén hay chậm chạp của người
giải quyết (thí dụ: để chọ mua một quyển sách nào, thời gian cân nhắc không
lâu bằng sẽ lập gia đình với ai. Cũng việc lập gia đình nhưng có người do cá
tính, quan niệm, hoàn cảnhlại mau chóng gật đầu nhưng có người lại đắn đo
suy tính một thời gian dài mới quyết định ).
Trình tự của quá trìnhhành động thường là cảm thụ, phán đoán rồi mới quyết
định hành động. Nhưng trong trường hợp phản xạ, xung động ( hành động
nóng nảy thiếu suy nghĩ ) trình tự này bị thay đổi.

III. KẾT LUẬN
Quá trình cuộc sống của một nhân vật là quá trình hành động liên tục theo các
giai đoạn trên. Vì thế rèn luyện khả năng phán đoán là làm cho hành động nội
tâm của nhân vật không có kẻ hở. Stanilapski có nói : “phút nào ta ngưng hoạt
động, suy nghĩ thì xem như nhân vật chết trong ta lúc ấy”.
Vì thế sẽ hành động không đúng, không chính xác nếu nhân vật không phán
đoán hoặc phán đoán không chính xác. Chỉ những diễn viên “không biết diễn”
hoặc “lười” mới không phán đoán khi thể hiện hành động của nhân vật./.
Về Đầu Trang Go down
 
Nghệ thuật diễn xuất
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những đề xuất cho CLB FUNNY CHICKS

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: SÂN KHẤU :: Hỏi - Đáp Nghệ Thuật Diễn Xuất-
Chuyển đến